‘Nói, nói và nói’ là kinh nghiệm được nhiều người đã và đang học tiếng Anh truyền tai nhau, nhưng không phải ai cũng có điều kiện áp dụng hàng ngày. Vậy đâu là “bí kíp” giúp bạn có một cách học tiếng anh hiệu quả.
Nếu có dịp lên Sa Pa, hẳn không ít người sẽ ngạc nhiên khi chứng kiến trình độ “bắn” tiếng Anh siêu hạng của những em gái người dân tộc H’Mông. Có những em gái chỉ 9, 10 tuổi, trình độ chưa hết cấp 1 nhưng đã tham gia hướng dẫn viên du lịch cho các đoàn nước ngoài đến thăm quan chính ngôi làng của mình.
Mới đây, trên Youtube cũng có lan truyền clip về một cô gái người H’Mông ngồi nói chuyện tiếng Anh rất thoải mái với khách du lịch tại Sapa. Thâm chí, cô gái này cho biết mình còn biết thêm một chút tiếng Trung và tiếng Pháp.
Rất nhiền cư dân mạng tỏ ra rất thích thú và thán phục khả năng ngoại ngữ của cô gái H’Mông trong đoạn clip nói trên. Nickname Nguyễn Minh Tuấn – Hạ Long (Quảng Ninh) than thở: “8 năm học tiếng Anh mà bây giờ cứ gặp người nước ngoài là bao nhiêu chữ nghĩa bay đi đâu hết. Còn em gái này nghe thông nói thạo tiếng Anh, rất bạo dạn khi tiếp xúc với người nước ngoài. Có một sự ‘gato’ không hề nhẹ”.
Thực tế, nhiều phụ nữ H’Mông, từ trẻ con cho đến những cụ già lớn tuổi đều có thể nói tiếng Anh rất tự tin. Phần lớn trong số họ chẳng được học ngoại ngữ một cách bài bản, thay vào đó tự học bằng cách nghe người nước ngoài nói rồi bắt chước nói lại, ghi nhớ từ vựng, cách phát âm… Lâu dần, họ xây dựng được vốn từ phong phú và rèn luyện cách phản xạ tự nhiên khi giao tiếp.
Ngược lại, nhiều bạn trẻ ở miền xuôi hay ngay cả các thành phố lớn do không có điều kiện thực hành tiếng Anh thường xuyên, chủ yếu tập trung vào ngữ pháp và từ vựng, nên kỹ năng đọc – dịch, viết có thể tốt, nhưng kỹ năng nghe – nói lại kém hơn, dẫn đến việc không tự tin giao tiếp bằng tiếng Anh.
Hiểu được hạn chế này, không ít người đã bỏ công sức đi đăng ký tham gia học tại các trung tâm tiếng Anh hoặc câu lạc bộ tiếng Anh. Điểm tích cực của các phương án này là số giờ thực hành tiếng Anh mỗi tuần được tăng lên đáng kể so với trước. Học viên có cơ hội sử dụng kiến thức đã học để nghe – nói trực tiếp trên lớp với giáo viên và các học viên khác thông qua những tình huống cụ thể trong cuộc sống hay công việc hàng ngày.
Trung tâm Ngoại ngữ (Center for Foreign Languages) được thành lập theo Quyết định số 2834/QĐ-ĐHBK-TCCB của Hiệu trưởng trường Đại học Bách khoa Hà Nội và bắt đầu triển khai hoạt động từ năm 2010. Trung tâm đáp ứng khá đầy đủ yêu cầu về lớp học, thiết bị hỗ trợ cho việc dạy, học và thực hành Ngoại ngữ. Hãy liên hệ với chúng tôi khi bạn muốn nâng cao khả năng tiếng anh của mình nhé.