Môn tiếng Anh: Bám sát sách giáo khoa

Năm 2013 được đánh giá là năm có nhiều đổi mới trong việc dạy và học tiếng Anh ở các trường phổ thông. Vì vậy, xu hướng ra đề thi năm nay sẽ đi sâu vào yêu cầu căn bản của các kỹ năng viết, đọc của thí sinh, đặc biệt là phần ngữ pháp từ cơ bản đến nâng cao.

1337758107-cfl

Tuy nhiên, cấu trúc đề thi dự kiến cũng giống như cấu trúc mà Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng (Bộ GD-ĐT) đã ban hành trong các năm trước. Đề thi ĐH-CĐ môn tiếng Anh gồm 80 câu trắc nghiệm dành cho tất cả thí sinh, không có phần riêng.

Cấu trúc đề thi cụ thể như sau:

Lĩnh vực
Yếu tố/chi tiết cần kiểm tra
Tỉ trọng/số lượng câu
Ngữ âm
Trọng âm từ (chính/ phụ)
– Trường độ âm và phương phức phát âm.
5
Ngữ pháp – Từ vựng
– Danh từ/ động từ (thời và hợp thời)/ đại từ/ tính từ/ trạng từ/ từ nối
7
– Cấu trúc câu
5
– Phương thức cấu tạo từ/ sử dụng từ (word choice/ usage)
6
– Tổ hợp từ/ cụm từ cố định/ động từ hai thành phần (phrasal verb)
4
– Từ đồng nghĩa/ dị nghĩa
3
Chức năng giao tiếp
– Từ/ ngữ thể hiện chức năng giao tiếp đơn giản… (khuyến khích yếu tố văn hóa)
5
Kĩ năng đọc
– Điền từ vào chỗ trống: Sử dụng từ/ ngữ, nghĩa ngữ pháp, nghĩa ngữ vựng. Một bài text độ dài khoảng 200 từ.
10
– Đọc lấy thông tin cụ thể/ đại ý (đoán nghĩa từ mới, nghĩa ngữ cảnh, ví von, hoán dụ, ẩn dụ, tương phản, đồng nghĩa/ dị nghĩa…) một bài text, độ dài khoảng 400 từ, chủ đề phổ thông.
10
– Đọc phân tích/đọc phê phán/ tổng hợp/ suy diễn; một bài text khoảng 400 từ chủ đề phổ thông.
10
Kĩ năng viết
1. Phát hiện lỗi cần sửa cho câu đúng (đặc biệt lỗi liên quan đến kỹ năng viết).
5
2. Viết gián tiếp. Cụ thể các vấn đề có kiểm tra viết bao gồm:
– Loại câu
– Câu cận nghĩa
– Chấm câu
– Tính cân đối
– Hợp mệnh đề chính – phụ
-Tính nhất quán (mood, voice, speaker, position…)
– Tương phản
– Hòa hợp chủ – vị
– Sự mập mờ về nghĩa (do vị trí bổ ngữ…)
– ….
Với phần này, người soạn đề có thể chọn vấn đề cụ thể trong những vấn đề trên cho bài thi.
10
(Lời chỉ dẫn viết bằng tiếng Anh; ký hiệu “/” có nghĩa là “hoặc”)

Nếu thí sinh đã thực hành nhiều loại bài trắc nghiệm với cấu trúc đề như trên thì sẽ dễ đạt điểm cao. Để chuẩn bị tốt cho kỳ thi ĐH-CĐ, thí sinh cần bám sát sách giáo khoa khi ôn.

Khuyết điểm chính của hầu hết học sinh là nghèo nàn về vốn từ. Để khắc phục tình trạng này, các em cần học thuộc một số từ theo chủ đề thường gặp trong chương trình Anh văn lớp 12. Ngoài những câu về ngữ pháp truyền thống, đề thi có xu hướng ra những câu giao tiếp trong thực tế đời thường. Ngoài ra, thí sinh phải tham khảo thêm các nguồn tư liệu phong phú từ chương trình TOEIC, TOEFL và IELTS. Xu hướng ra đề thường ưu tiên theo thứ tự các chủ đề như sau:
1. Nature: Desert /Endangered species;
2. Community: Economic reforms/Youth;
3. Education: School education system/ Higher education system;
4. Recreation: Books/Water sports/Sea game/Music;
5. You and Me: Home life/Cultural diversity.
Thí sinh nên ôn luyện theo chủ đề cho dễ nhớ từ vựng, chuẩn bị kiến thức tổng quát về những đề tài liên quan đồng thời chú ý các tình huống giao tiếp, phân biệt cách ứng xử hỏi đáp.
Nói chung, việc nắm vững hệ thống văn phạm từ căn bản đến nâng cao, chuẩn bị vốn kiến thức rộng và sâu sắc về các đề tài trên vẫn là nền tảng giúp thí sinh có thể tự tin tham gia kỳ thi vào các trường ĐH mà mình mơ ước.
Giáo viên Phạm Tấn Hoàng (Trường THPT Vĩnh Viễn – TPHCM)