Củng cố vốn từ vựng là điều cần thiết cho bất kì một thí sinh IELTS nào. Làm thế nào để học được nhiều từ vựng một cách hiệu quả? Sau đây là một số bí quyết rất thực tế có kèm theo trích dẫn các nguồn tài liệu cụ thể dành cho bạn:
1. Đầu tư thời gian tự học
Học từ mất khá nhiều thời gian và nó có thể sẽ phản tác dụng nếu bạn không có phương pháp phù hợp. Nếu học quá nhiều từ trong một thời gian ngắn, bạn sẽ rất dễ bị lẫn lộn. 5 từ một ngày sẽ hiệu quả hơn 20 từ. 1 ngày học được 5 từ, 1 tuần bạn đã được hơn 30 từ rồi đấy!
2. Phương pháp bị động
Bí quyết này nghe có vẻ lạ lẫm vì bình thường các thầy cô giáo hay khuyến khích các bạn phải chủ động hết sức có thể. Bạn có thể học từ mới qua các bài đọc hiểu, viết luận, nói và nghe. Tập trung luyện các kĩ năng bị động (đọc và nghe), bạn sẽ tự học được rất nhiều từ vựng – có thể hơn 5 từ một ngày. Quan trọng hơn nữa là học cách sử dụng từ. Bị động ở đây là phương pháp đọc và nghe, cứ đọc và nghe tiếng Anh càng nhiều càng tốt.
3. Phương pháp chủ động
Bị động hay chủ động đều tốt. Biết cách chủ động sẽ thúc đẩy việc học tiến bộ nhanh hơn. Nếu dành nhiều thời gian tập trung học từ vựng một cách chủ động, bạn sẽ bắt đầu tập dần thói quen chú ý hơn đến các từ khi bạn đọc và nghe. Khái niệm “noticing” hiện nay đang rất phổ biến đối với các giáo viên dạy ngoại ngữ. Chủ động nghĩa là mỗi ngày hãy dành thời gian riêng chỉ để tập trung học từ.
Học qua từ điển, nghe có vẻ hơi lạ đúng không? Nhưng bạn có thể học từ bằng các từ điển trên mạng, nó tiện dụng hơn từ điển sách đấy.
4. Học cách phát âm
Nghe thì có vẻ không liên quan gì nhưng nó sẽ giúp bạn cải thiện điểm nghe IELTS rất nhiều. Một phương pháp hữu hiệu để học phát âm đó là tập nhìn chứ không phải nghe. Vấn đề về phát âm tiếng Anh ở đây là những gì chúng ta nói và viết khá khác nhau. Hãy thử luyện bằng cách này xem: nhìn từ rồi đọc to lên, sau đó nhắm mắt lại, hình dung lại cách đọc từ. Cách này không tốn thời gian mấy mà lại hiệu quả. Sau nhiều lần luyện tập, bạn sẽ chỉ cần nhìn từ là đọc được.
5. Học đúng từ
Chúng ta tốn khá nhiều năng lượng và thời gian để làm giàu vốn từ vựng, cho nên cần phải chắc chắn rằng bạn đang hoc đúng từ dành cho luyện thi IELTS. Một sai lầm khá phổ biến đó là khi gặp một từ mà không hiểu nghĩa bạn cho rằng từ đó rất quan trọng. Thực ra không phải vậy, tất cả các từ đều quan trọng như nhau. Nên tập trung học các từ hay sử dụng, các từ có tính chất học thuật phổ biến (Academic Word List – AWL)
6. Học tất cả các loại từ
Phương pháp này mang tính chất hơi chuyên môn nhưng đã là một người học tiếng Anh thì bạn cần phải linh hoạt trong cách dùng từ. Khi học từ mới, hãy học tất cả các loại từ của từ đó. Hãy tham khảo các nguồn sau:
7. Học cả cụm từ được kết hợp từ các từ mới.
Chúng ta không chỉ dùng mỗi từ mà phải dùng cả cụm từ, vì thế nên khi viết từ mới, đừng chỉ viết mỗi từ đó không mà hãy kết hợp từ với các từ khác để tạo thành cụm từ và viết cả cụm từ vào để học.
8. Viết từ mới theo nhóm các từ đồng nghĩa
Viết từ mới ra giấy là một trong các bước quan trọng nhưng nhiều người lại không có phương pháp học đúng đắn. Các bạn thường có một quyển sổ tay từ vựng bỏ túi và cứ khi nào gặp từ mới sẽ viết vào. Chính vì thế mà lúc muốn tìm hay xem lại từ nào rất khó tìm. Vấn đề này là một sai lầm khá phổ biến đối với các bạn luyện thi IELTS. Trong IELTS, các chủ đề nói và viết đều là các chủ đề có thể đoán trước được, chẳng hạn như gia đình, sức khỏe, giao thông,…
Bí quyết để ghi lại từ mới cho dễ nhớ và dễ tìm đó là viết các từ theo chủ đề. Cứ mỗi lần có từ mới cần học, bạn hãy viết vào trang các từ gần nghĩa với từ đó, nó sẽ giúp bạn nhìn và ôn lại các từ cùng chủ đề đã học trước đó.
Một phương pháp luyện khác nữa đó là xem lại các từ vựng trước khi làm bài kiểm tra nói hoặc viết. Soạn một danh sách các từ mà bạn muốn dùng trong mỗi chủ đề nói (hoặc viết). Có thể có nhiều từ bạn không dùng đến trong bài tập nhưng cứ mỗi lần học như vậy, vốn từ của bạn sẽ phong phú hơn rất nhiều.
9. Cố gắng nghe và nói linh hoạt
Những người nói giỏi là những người phải có kĩ năng nghe tốt. Họ không chỉ nghe một cách bị động mà kết hợp cả nghe và nói. Nếu khi nghe một từ mới nào đó, chỉ biết gật đầu rồi thôi, như thế vốn từ sẽ mãi không được cải thiện. Hãy tập thói quen nhắc lại những gì mình nghe được, đặc biệt là sử dụng càng nhiều từ mới khi giao tiếp càng tốt.
Nếu gặp một từ mới khi đang giao tiếp hãy dùng các cụm từ như “Are you saying…..?” hoặc “I’m afraid I don’t quite understand what you mean by…..” để được giải thích nghĩa các từ.
Hay chỉ cần nhắc lại từ đó với ngữ điệu cao. Sau đây là các bước luyện tập đơn giản mà hữu ích dành cho thí sinh thi IELTS:
• Nghe BBC Words hoặc TED
• Viết ra giấy các từ khóa
• Đợi 5 phút
• Cố gắng nhớ lại và nói những ý bạn nghe được hoặc nếu có thể thì ghi âm lại
• Nếu có đoạn nào thấy khó cứ nghe lại lần nữa rồi làm lại theo thứ tự các bước trên, làm đi làm lại sẽ giúp bạn nhớ từ lâu hơn
10. Đừng chỉ học mỗi từ mới mà phải ôn lại cả các từ đã học.
Rất nguy hiểm nếu như bạn cứ cố học các từ phức tạp, chuyên môn bởi vì ngay cả người bản địa họ cũng không hay dùng những từ như vậy. Hơn nữa, khi học từ vựng rất dễ mắc nhiều lỗi mà không biết. Để luyện tập một cách thiết thực và hiệu quả hơn, hãy vận dụng các phương pháp sau:
• Ôn lại các từ đã học hàng tuần
• Cùng giáo viên kiểm tra lại các từ để xem cách bạn dùng từ đã chuẩn chưa