Làm thế nào để tránh mắc lỗi trong tiếng Anh?

Mắc lỗi là điều không thể tránh khỏi trong quá trình học ngoại ngữ. Tuy nhiên bạn sẽ tránh được tình trạng mắc lỗi quá nhiều nếu thực hiện các quy tắc sau đây:

1. Sử dụng ngôn ngữ đơn giản. Một số người mới học luôn cố xây dựng các câu rất phức tạp với những cấu trúc kiểu như thì hiện tại hoàn thành hoặc câu điều kiện. Và họ bị mắc lỗi trầm trọng. Đừng làm như thế! Nếu chỉ mới bắt đầu học nói hoặc viết tiếng Anh, bạn nên nói những gì bạn có thể nói (các câu đơn giản mà bạn đã gặp nhiều) chứ không phải những gì bạn muốn nói (các câu phức tạp). Có thể bạn sẽ có cảm giác bạn đang nói ngô nghê như một đứa trẻ, hoặc là bạn không thể diễn đạt được suy nghĩ của mình, nhưng đừng lo lắng về điều đó. Lúc này đây, nhiệm vụ của bạn không phải là thoải mái biểu đạt ý kiến, mà nhiệm vụ của bạn là học ngoại ngữ.

 

phuong-phap-tu-hoc-noi-tieng-anh-luu-loat-trong-1-nam

 

2. Chậm rãi và cẩn thận. Lúc đầu, bạn nên viết thật chậm. Nếu bạn mất tới hai tiếng đồng hồ để viết được một email chỉ có vẻn vẹn 10 câu đúng thì cũng chẳng sao cả. Đó là khoảng thời gian cần thiết nếu bạn chỉ mới bắt đầu tập viết.

Tại sao lại mất nhiều thời gian đến vậy? Bởi vì bạn nên đọc lại các câu nhiều lần để tìm lỗi. Bạn nên thường xuyên sửa các câu của chính bạn. Bạn nên kiểm tra xem các câu đã đúng chưa bằng cách sử dụng từ điển và mạng. Và bạn nên tìm các câu ví dụ để bắt chước.

Khi nói, bạn cũng có thể dành thời gian để thiết lập sẵn một câu trong đầu trước khi mở miệng.

3. Khi viết, luôn phải tra kỹ các từ. Bất cứ lúc nào không chắc chắn về cách sử dụng của môt từ, bạn nên tra trong một cuốn từ điển hay để tìm các câu mẫu của từ đó. Khi bạn viết một câu mà không chắc câu đấy có đúng không thì hãy tìm kiếm trên mạng với trang Google. Nếu có nhiều trang web có chứa cụm từ bạn định viết thì cụm từ đó có thể đúng. Từ điển và Google nên là công cụ thường xuyên của bạn, và bạn nên sử dụng chúng thậm chí nhiều lần trong một câu (đặc biệt nếu bạn chỉ mới bắt đầu viết tiếng Anh).

4. Biết mình có thể chỉnh chỗ nào. Người học thỉnh thoảng còn chẳng nhận thức được tiếng Anh khác tiếng mẹ đẻ ở điểm nào. Khi nói, họ cứ dịch từng từ một từ tiếng mẹ đẻ sang, và nghĩ rằng như thế là đã được một câu. Khi đọc hoặc nghe tiếng Anh, cần chú ý kỹ những yếu tố như cách sắp xếp từ, mạo từ, giới từ và thì. So sánh các câu tiếng Anh với các câu tương đương trong tiếng Việt. Lưu ý sự khác biệt về từ và thứ tự của từ. Việc này sẽ giúp bạn thận trọng hơn khi nói ngoại ngữ, vì bạn có thể nhận ra phần nào của câu có thể sai và nên được kiểm tra lại lần nữa.

“Nếu nói quá chậm và cẩn thận như vậy thì có bao giờ tôi nói lưu loát được không?”

Đừng lo lắng về việc nói lưu loát. Chỉ đơn giản bằng cách nói chuyện là bạn có thể nói trôi chảy được. Nếu bạn luyện nói, bạn sẽ nói ngày càng nhanh hơn. Ở trường phổ thông, nhiều học sinh có thể nói tương đối trôi chảy chỉ bằng cách nói chuyện với giáo viên tiếng Anh (là người bản xứ) hai tiếng một tuần. Như vậy là chỉ mất có 8 giờ nói.

Theo chúng tôi, thà rằng chậm và đúng còn hơn là lưu loát mà mắc nhiều lỗi. Tại sao? Bởi vì nếu bạn chậm và đúng, bạn có thể dễ dàng tăng dần tốc độ và trở nên nói vừa đúng vừa lưu loát. Còn nếu bạn nói lưu loát và mắc lỗi nhiều, thì việc khắc phục được lỗi sai để trở nên nói vừa đúng vừa lưu loát là rất khó.

Nguồn: globaledu.com.vn