Một số thắc mắc xoay quanh kì thi TOEIC – Phần 1

1. Em có thể tìm các đề thi TOEIC đã được sử dụng trong các buổi thi TOEIC thật để luyện tập ở đâu?

Viện khảo thí Giáo dục Hoa Kì không cung cấp đề thi Toeic đã dùng rồi cho cả sinh viên lẫn các nhà viết sách. Nếu em thấy một quyển sách khẳng định rằng họ tổng hợp được các đề thi Toeic thật đã sử dụng thì chắc chắn đó không phải là sự thật.

2. Phần nào khó nhất trong đề thi TOEIC?

Theo thống kê, thí sinh đạt số điểm cao hơn ở phần thi Đọc hơn phần thi Nghe. Điều này có lẽ một phần do những bài thi TOEIC phổ biến ở những nước có kĩ năng nghe hiểu tiếng Anh nhìn chung là yếu.

Cô giáo Hàn Quốc tại buổi Khai giảng lớp học

3. Em có cần phải đi học để cải thiện tăng điểm số TOEIC?

Đối với phần lớn học sinh, việc đi học tốt hơn là tự học TOEIC một mình ở nhà. Em có thể cần nghĩ đến việc tham gia một lớp học Toeic nếu:

+ Không có động lực học tập

+ Những tài liệu luyện thi Toeic đang dùng chỉ đưa đáp án đúng mà không giải thích vì sao.

+ Đã thi TOEIC hoặc đã làm nhiều bài thi thử nhưng điểm số không hề tăng.

+ Có nhiều lỗi sai và mình thường xuyên mắc phải.

Tuy nhiên nếu biết sắp xếp thời gian, kết hợp giữa việc đi học và tự học Toeic ở nhà thì điểm thi Toeic của em sẽ đạt được số điểm cao nhất có thể.

4. Nếu một sách có chữ “TOEIC ®” thì đó có phải là quyển sách chính thức của ETS?

– Không phải. Viện khảo thí Giáo dục Hoa Kì chỉ công nhận vài quyển sách giáo trình chuẩn bị cho kì thi TOEIC và sách đề thi luyện tập Toeic. Măc dù nhiều sách khác cũng có thể là những tài liệu tốt, nhưng vẫn có nhiều sách rẻ mà không hữu dụng và chưa hề được kiểm chứng bởi ai cả. Em nên thật cẩn thận khi lựa chọn tài liệu cho bài thi TOEIC mới (sau năm 2007) vì nhiều nhà xuất bản nhỏ đã in sách trước khi những chi tiết cuối cùng về bài thi được công bố bởi Viện khảo thí Giáo dục Hoa Kì.

5. Làm thế nào để em có thể giải thích được ý nghĩa điểm số TOEIC của mình cho một người không biết gì về kì thi này?

Khi nhận phiếu báo điểm từ IIG, em sẽ được nhận một văn bản chỉ rõ những khả năng mà em có thể làm được, chính là ý nghĩa của điểm số. Em có thể copy những điều này vào hồ sơ hoặc giải thích trong cuộc phỏng vấn khi xin việc.

Hướng dẫn SV truy cập khóa học online

6. TOEIC mới có khó hơn TOEIC cũ?

Dù bài thi mới có vẻ khó hơn vì nò có nhiều bài nghe và đọc dài hơn và ít câu hỏi trong phần 1, phần dễ nhất, nhưng Viện khảo thí Giáo dục Hoa Kì khẳng định rằng hai dạng bài thi tương đương nhau. Hơn nữa, nhóm thí sinh dự thi tham gia kiểm chứng đầu tiên ở Nhật Bản năm 2007 không hề phàn nàn về bất kì khó khăn hay biến đổi điểm số bất thường. Tuy nhiên, các kĩ năng cần có để làm bài khác một chút, nên một số người sẽ thấy dạng thi này khó hơn dạng thi kia.

7. Nếu không biết câu trả lời, em có nên bỏ trống?

Đừng bao giờ bỏ trống. Vì dù trả lời sai em cũng không bị trừ điểm nên nếu em không biết câu trả lời, hãy thử loại bỏ đáp án sai, sau đó đoán nhanh câu trả lời trong số những đáp án đúng còn lại và làm câu tiếp theo. Trong bài thi Đọc, nếu em làm xong mọi thứ và thừa thời gian, em có thể quay trở lại những câu hỏi này một lần nữa nếu em thích. Nhưng em phải chắc chắn là đã tô câu trả lời ngay từ lần đầu tiên đoán, phòng khi không có thời gian thừa ở cuối giờ.

8. Em học thuộc lòng để đi thi có được không?

– Không. Đấy không phải là cách ôn thi TOEIC hiệu quả. Em có thể tăng điểm với vài mẹo làm bài thi Toeic và chiến thuật Nghe và Đọc, nhưng vì Ngữ pháp không phải là một phần lớn trong bài thi nên không có danh sách các chủ điểm ngôn ngữ chắc chắn sẽ xuất hiện trong bài thi để em học thuộc trong một thời gian ngắn. TOEIC là bài thi cho tất cả các trình độ cho tới trình độ Nâng cao, nên nhìn chung mọi thứ liên quan đến Anh Mỹ chuẩn đều có thể nằm trong đề thi.

9. TOEIC là bài thi kiểm tra tiếng Anh Mỹ đúng không?

– Chắc chắn học tiếng Anh Mỹ sẽ giúp em làm tốt bài thi TOEIC, đặc biệt là phần Nghe. Nếu em chỉ biết các thuật ngữ kinh tế Anh Anh, thì nên dành thời gian học những cụm từ Anh Mỹ tương ứng. Tuy nhiên, dạng thi mới cũng có giọng nói của người Anh và người Úc khiến cho những người chỉ học tiếng Anh Mỹ thấy những phần này khó hiểu. Thế nên các em cần luyện nghe Toeic nhiều hơn với nhiều giọng khác nhau.

10. Em cần học bao lâu trước khi thi TOEIC?

Em hoàn toàn có thể thi mà không cần làm đề luyện tập, nhưng nếu em làm một bài thi luyện tập ở nhà thì sẽ rất hữu ích vì ít nhất nó khiến cho em bớt lo lắng khi thi thật. Đó là bởi em sẽ biết em cần làm gì ở mỗi phần thi. Tuy nhiên, vào buổi tối trước khi thi, em không nên luyện tập gì cả. Nếu chỉ làm đề thi thử thì thời gian dài nhất em nên dành cho nó là một tháng – nếu thời gian luyện tập lâu hơn thế thì em nên tập trung vào nâng cao trình độ tiếng Anh tổng quát (tiếng Anh dùng cho công việc) và tiếng Anh thương mại. Ví dụ, trong một năm theo học một khóa học hoặc tự học, em nên tập trung 60 đến 80% vào thực hành tiếng Anh tổng quát, phần còn lại dành cho ngữ pháp, từ vựng, kĩ năng và làm đề thi.

Còn đối với các bạn đang học tại trung tâm, đặc biệt là các bạn đang học khóa Toeic B thì sau khi kết thúc khóa học, trong vòng 1 tháng đổ về thì nên đăng kí thi thật ngay, khi đó kết quả của em sẽ sát nhất với điểm thi tiến độ cuối của mình.

11. Tại sao điểm thi TOEIC của em lại thấp đi trong khi trình độ tiếng Anh của em vẫn vậy?

Có thể là do yếu tố bên ngoài như em cảm thấy mệt hoặc căng thẳng. Cũng có thể chỉ là sai số do em thiếu may mắn khi câu hỏi trong bài thi là những câu xa lạ với em. Trong vài trường hợp, những lỗi ngớ ngẩn như tô đáp án đúng vào sai ô trên phiếu trả lời khiến em bị mất điểm.

12. Tại sao điểm thi TOEIC của em vẫn vậy mặc dù đã học rất nhiều?

Ngoài những lí do đã được đề cập trong câu hỏi trước, có thể vì em đã học quá nhiều từ mới mà em không thể áp dụng nhanh trong điều kiện thi cử, hoặc em chưa ôn lại những gì em đã học trước đó, cho nên khả năng hiểu chậm đi. Một lí do phổ biến khác là khi khả năng nghe và đọc hiểu tăng, em sẽ cố gắng hiểu mọi từ thay thì chỉ tìm thông tin quan trong nhất để hiểu.

13. Em nên mua những tài liệu TOEIC nào?

Để chắc rằng tài liệu gần với những gì sẽ có trong bài thi, tốt nhất em nên chọn những tài liệu được Viên khảo thí Giáo dục Hoa Kì (nơi soạn các bài thi TOEIC và TOEFL) chứng thực và khuyên dùng. Em sẽ cần đọc phần cuối sách cẩn thận để chắc chắn điều này, vì nhiều nhà xuất bản khác cũng muốn tài liệu của họ trông như đã được chứng thực.  Nếu em không tìm thấy sách có logo ETS (Tên viết tắt của Viện khảo thí Giáo dục Hoa Kì), hoặc đã dùng xong những quyển như vậy, hoặc sẽ dùng chúng trên lớp và muốn có một quyển sách khác để tự học, thì sách của các nhà xuất bản lớn khác cũng thường có chất lượng tốt.

Về loại sách mà em muốn mua, chọn sách nào là phụ thuộc vào thời gian em có trước khi thi, em có đang theo học lớp luyện thi hay không và em cần dùng tài liệu gì trong quyển sách đó, điểm mạnh và yếu của em là gì.

14. Phần nào quan trọng nhất em cần nâng cao để cải thiện điểm số?

Hầu hết mọi người đều nhận thấy thiếu từ vựng tiếng Anh thương mại và tiếng Anh tổng quát khiến cho điểm số không tăng. Yếu tố thứ hai là thường là đọc chậm, và yếu tố thứ ba là không hiểu được những lời nói nhanh của người bản địa.

15. Tại sao giáo viên dạy TOEIC của em lại dạy nói và phát âm trên lớp, trong khi chỉ thi Nghe và Đọc?

Việc nói tiếng Anh trong lớp học TOEIC rất hữu ích trong việc giúp em sẵn sàng nghe và đọc, trong các chiến thuật làm bài và trong việc luyện tập từ vựng và phát âm. Điều này giúp em hiểu được khi gặp những bài nói nhanh trong bài thi. Và do đó các khóa học tại trung tâm được thiết kế bao gồm 4 kĩ năng trong cùng 1 khóa học.

16. Em có cần phải giỏi đồng thời cả hai kĩ năng Nghe và Đoc?

Nếu em giỏi đồng thời cả 2 kĩ năng thì đó là 1 điều rất tuyệt vời để em có thể thi đạt điểm số cao. Tuy nhiên không phải ai cũng giỏi tất cả. Em nên nhớ là điểm số cuối cùng là tổng điểm cả hai kĩ năng, nên nếu em mắc vài lỗi trong một phần thi, thì vẫn có thể bù lại số điểm đó bằng cách làm phần thi kia tốt hơn.

Theo dodungclass.com

Mời bạn xem thêm: Một số thắc mắc xoay quanh kì thi TOEIC – Phần 2

保存